Các vấn đề xoay quanh chương trình Gặp_nhau_cuối_năm

  • Năm 2015 được coi là năm gây thất vọng nhất của Táo quân, khi đã bỏ qua những vấn đề nóng hổi như việc tranh chấp Biển Đông giữa Việt NamTrung Quốc[cần dẫn nguồn], cùng những sự thay đổi chung chung, không phù hợp (các Táo được phân chia theo ngũ hành thay vì những lĩnh vực riêng biệt) khiến cho các Táo mất đi cá tính của mình.[6] Cùng với đó là việc quảng cáo quá lố[7] và lời thoại lan man, không điểm nhấn... Việc Táo quân 2015 bị chê trách đã khiến cho các nghệ sĩ trong chương trình lên tiếng, đặc biệt là nghệ sĩ Xuân Bắc (thủ vai Nam Tào) với dòng trạng thái trên Facebook cá nhân nhận được phản ứng nhiều chiều từ cư dân mạng.[8]
  • Ngày 22 tháng 2 năm 2018, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cùng Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT (ICS) vừa có thư ngỏ gửi đến ban biên tập chương trình Gặp nhau cuối năm để phản đối chương trình này, với lý do chương trình đã xúc phạm đến cộng đồng LGBT, cụ thể trong chương trình Táo quân 2018, nhân vật Bắc Đẩu thậm chí còn bị nói là: "Con chi sống trên trời không phải nữ cũng chẳng phải nam" và "bọn phụ nữ một nửa".[9]
  • Năm 2019, Táo quân được nhiều người nhận xét là nhạt, nhàm chán và chưa đi sâu vào một số vấn đề lớn. Vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập như về vấn đề "rich kid" hay những điểm sáng trong y tế, thành tích của H'Hen NiêNguyễn Phương Khánh tại hai cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018Hoa hậu Trái Đất 2018, ... Nhiều người còn thấy một số phần hơi thừa hay là dài dòng, ví dụ như trong phần báo cáo của Táo Giao thông phải đổi "đường" thành "ồ hố" để rồi nói đến việc các trạm BOT đổi từ thu phí sang thu giá. Cựu biên kịch của Táo quân còn nhận xét Táo quân 2019 chán và chưa cao trào. Táo quân năm này cũng bị nhiều khán giả chê là lạm dụng quá nhiều quảng cáo, quảng cáo phô, làm giảm sự hứng thú của người xem.[10]
  • Năm 2020, format mới của Gặp nhau cuối năm sau khi phát sóng đã hứng chịu không ít lời phê bình từ khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng kịch bản chưa xứng tầm với một chương trình phát trên sóng giờ vàng đêm giao thừa với hàng chục triệu khán giả theo dõi.[11] Thậm chí nhiều câu thoại trong chương trình còn mang tính tục tĩu, phản cảm hay mang hơi hướng tiêu cực như câu thoại nói về "trộm, cướp, giết, hiếp".[12] Ngoài ra, những chi tiết như ông hoàng truyền thông bàn kế gây sốc với lão Hạc là làm “bả chó siêu to siêu khổng lồ” để “cộng đồng mạng nó hốc hết ngay”… hay Thị Mầu hỉ hả khoe khả năng “có con ngoài giá thú” khiến nhiều khán giả ngán ngẩm vì cách chọc cười kém duyên. Đoạn kết của chương trình có thể coi là một điểm sáng “kéo lại”. Người dân làng nhận ra rằng không thể phá cổng làng, đó cũng là thông điệp mà ê-kíp muốn chuyển tải: không thể đánh đổi giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa để chạy theo kinh tế. Một khán giả đã nhận xét mô-típ của Gặp nhau cuối năm năm 2020 "cứ na ná với một Vlog rất nổi tiếng bây giờ (ám chỉ 1977 Vlog), trong đó cũng có những nhân vật như lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở…, nhưng câu chuyện lại không sâu sắc, dí dỏm bằng”.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gặp_nhau_cuối_năm http://baodatviet.vn/van-hoa/tin-tuc-giai-tri/tao-... http://vietnammoi.vn/tao-quan-2017-lam-dung-qua-nh... http://vtv.vn/Article/Get/Se-phat-hanh-Gap-nhau-cu... https://www.doisongphapluat.com/cong-dong-mang/ngu... https://www.doisongphapluat.com/giai-tri/truyen-hi... https://thanhnien.vn/van-hoa/gap-nhau-cuoi-nam-bi-... https://tuoitre.vn/chinh-thuc-gui-van-ban-phan-doi... https://tuoitre.vn/tao-quan-chen-quang-cao-hay-qua... https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/truyen-hinh/gap-... https://vtv.vn/goc-khan-gia/chinh-thuc-tao-quan-ng...